Bước 1: Cài đặt IIS trên Windows Server
– Mở Server Manager, sau đó chọn Add Roles và Features

– Tiếp tục bấm NEXT

– Chọn Role-based or Feature-based Installation, sau đó bấm NEXT

– Chọn Select a server from the server pool, tiếp tục bấm NEXT

– Chọn vào Web Server (IIS) như hình dưới đây:

– Bấm vào Add Features

– Nhấp vào NEXT để tiếp tục

– Trong phần Roles services, bạn chọn tích hết tất cả Option trong Security và bấm NEXT

– Bấm tiếp Install để tiến hành cài đặt

– Sau khi cài hoàn tất, bấm vào CLOSE

– Bấm vào Tools ở góc phải màn hình. Giao diện sẽ hiện IIS nếu bạn đã cài thành công.

– Chạy trình duyệt web và truy cập vào localhost, sau đó bạn có thể xác minh IIS có đang chạy bình thường không.

Bước 2: Cài đặt PHP 7.4
– Cài đặt PHP Manager
– PHP Manager được sử dụng để quản lý các phiên bản PHP trên hệ thống, cũng như đơn giản hoá việc sử dụng PHP. Khi sử dụng PHP manager, chỉ cần vài thao tác chuột là đã có thể add thêm 1 phiên bản PHP sử dụng cũng như tuỳ biến các extension PHP.
– Tải PHP Manager tại đường dẫn sau:
– Tiến hành chọn phiên bản phù hợp, tại đây ta chọn phiên bản cho IIS/10.0 64 bit, ứng với hệ thống đang sử dụng
– Tiến hành cài đặt PHP Manager theo các bước hướng dẫn của phần mềm.
– Sau khi cài đặt xong PHP Manager, tiến hành khởi động lại hệ thống VPS/Server
– Sau khi hệ thống đã khởi động lại, truy cập vào IIS và kiểm tra trạng thái của PHP Manager

– PHP Manager đã được cài đặt hoàn tất

– Cài đặt PHP 7.4
– Tiến hành tải bản cài đặt PHP 7.4 về, có thể tải các phiên bản PHP dành cho Windows tại đây
– Tại hướng dẫn này, ta sử dụng phiên bản PHP 7.4 (7.4.19)
– Theo như yêu cầu của PHP ta cũng sẽ phải cài đặt thêm Visual C++ 15 x64 (Lưu ý: Cài đặt thêm Visual C++ theo yêu cầu của mỗi bản PHP). Kiểm tra tại đây
– Tải về và giải nén trên hệ thống, Ví dụ: C:\PHP\php74

– Truy cập vào PHP Manager và chọn Register New PHP version

– Chọn tới file php-cgi.exe trong thư mục php74 vừa giải nén

– Như vậy ta đã add thành công PHP 7.4 vào IIS, trong trường hợp muốn add các phiên bản khác, chỉ cần lặp lại các thao tác add PHP như trên (Lưu ý: Cài đặt thêm Visual C++ theo yêu cầu của mỗi bản PHP).

– Restart lại IIS

– Tiến hành Kiểm tra phiên bản PHP đã được hoạt động chưa bằng cách vào PHP Manager > Check phpinfo()

– Chọn Site là Url để test, ví dụ:

– Như vậy PHP đã được cài đặt hoàn tất

Bước 3: Cài đặt MySQL
– Trước khi cài đặt MySQL, cần cài đặt:
– Cài đặt thêm VC ++ 2019
– Để cài đặt MySQL, có thể download tại đây.
– Tại đây ta download phiên bản 8.0.25

– Có thể trực tiếp download phiên bản này bằng đường dẫn sau:
– Tiến hành cài đặt theo hướng dẫn của bộ cài
– Chọn loại cài đặt theo nhu cầu sử dụng của bạn (ở đây mình chọn full) và chọn Next.

– Nhấn Next.

– Bộ cài hiển thị danh sách các gói sẽ được cài vào, chọn Execute.

– Đợi một chút để chương trình kiểm tra cài đặt và chọn Next.

– Bộ cài đặt tiếp tục tới phần cấu hình MySQL Server, chọn Next.

– Tại bảng cài đặt mạng, hãy chỉnh theo ý muốn hoặc giữ nguyên như cài đặt chuẩn của nhà sản xuất và chọn Next.

– Tại mục Phương thức chứng thực (Authentication method) chọn đặt mật khẩu khi sử dụng hay sử dụng chung. Ở đây mình sẽ chọn sử dụng với mật khẩu. Tiếp đến chọn

– Đặt mật khẩu và xác nhận lại mật khẩu của bạn, tiếp đến chọn Add user để thêm tài khoản sử dụng.

– Đặt tên tài khoản và nhập mật khẩu. Kế tiếp chọn Next.

– Chọn Next.

– Chọn Next.

– Ở mục Áp dụng cấu hình (Apply configuration), chọn Execute để áp dụng.

– Chọn Finish để kết thúc quá trình thiết lập bảo mật.

– Tại mục Product Configuration, chọn Next.

– Chọn Finish.

– Điền tên, Password và chọn Check và Next.

– Chọn Execute.

– Chọn Finish.

– Kế kiếp lặp lại quá trình xác nhận, chọn Next và chọn Finish để kết thúc quá trình cài đặt.

– Vậy là bạn đã cài đặt MySQL thành công!

Bước 4: Cài đặt WordPress
– Tiến hành tạo user và database để sử dụng cho website bằng các truy cập mysql workbend được cài đặt từ bước trước
– Truy cập với thông tin root của mysql đã được cài đặt từ bước trước


– Tiếp theo là ta tạo user để quản lý database ngoài ra bạn có thể sử dụng user: root được tạo từ các bước trước

– Tiếp theo là ta cấp quyền vào quản lý cở sở dữ liệu

– Cấp tất cả các quyền truy vấn dữ liệu

– Open IIS Manager ( Start >> Run >> gõ inetmgr và enter). Hoặc bạn có thể truy cập bằng giao điện (Server manager >> Tools >> Internet Information Services (IIS) Manager)

– Khi IIS Manager mở, hãy nhìn vào bên trái cửa sổ trong phần Connections. Mở rộng menu dạng cây cho đến Site chuột phải Site chọn Add Web Site

– Điền Site name và Host name và chọn đường dẫn đến thư mục chứa code web ta mới tạo

– Tiến hành tải bộ cài WordPress tại đây
– Giải nén tại Docroot của Website cần cài đặt, tại bài viết này ta cài tại Default Web Site, có Docroot tại C:\WEBSITE_IIS\vothanhdam_cf

– Tiến hành add thêm quyền của User IIS vào docroot của Default website trên IIS, tại đây là thư mục vothanhdam_cf

– Chọn Add

– Điền IUSR tại “Enter object name to select” và chọn Check Name


– Tiến hành truy cập thư mục wordpress trên trình duyệt.

– Tiến hành cài đặt WordPress theo từng bước hướng dẫn



– Như vậy bạn đã cài đặt thành công WordPress

– Hiện website chưa có SSL nên ta tiến hành cài đặt SSL cho website
– Cách đơn giản nhất là sử dụng LetsEncrypt-WinSimple: DOWNLOAD.
– Sau đó vào mục releaes rồi tải win-acme.v2.1.17.1065.x64.trimmed.zip giải nén.
– Kế tiếp bạn chạy CMD với quyền Administrator, dir vào thư mục mới giải nén C:\Users\Administrator\Downloads\win-acme.v2.1.17.1065.x64.trimmed và chạy cmd: .\wacs.exe

N: Tạo chứng chỉ (cài đặt mặc định)
M: Tạo chứng chỉ (tùy chọn đầy đủ)
R: Chạy gia hạn (0 hiện đang đến hạn)
A: Quản lý các lần gia hạn (tổng số 0)
O: Nhiều tùy chọn hơn …
Q: Thoát
– Bấm N và Enter ( Create new certificate )
– Tiếp theo nó sẽ liệt kê các website bạn muốn cài đặt SSL LetsEncrypt WinSimple
+ Ta chọn số thứ tự website mà bạn muốn cài đặt ngoài ra ta có thể Enter để cài đặt cho tất cả các website
+ Ở đây mình chỉ có 1 website nên ta có thể ấn 2 hoặc Enter để cài đặt SSL LetsEncrypt WinSimple cho website này.
– Tiếp theo mục này bạn ấn P để tiếp tục tiến hành cài đặt SSL LetsEncrypt WinSimple cho website bạn chọn ở trên hoặc bạn có thể chọn tất cả các sự lựa chọn nếu ở trên ta chọn tất cả.
– Bước tiếp theo bạn có thể cài đặt SSL cho domain và các subdomain ta nhập tên domain và subdomain cần được cài đặt SSL.
– Bước tiếp theo là (YES) xác nhận tiếp tục cài đặt với các sự lựa chọn.
– Tiếp theo là (YES) hỏi muốn mở các ứng dụng mặc định như website cần mở port 443 cho SSL,…
– Tiếp theo là (YES) chấp nhận các điều khoản.
– Nhập tên mail để nhận được các thông báo.

