I. Đạt quan lập thế

  1. Tâm bình thường: Điềm tĩnh tự nhiên là chân lý ở nhân gian

Con người chỉ cần sống được tự tại, hòa hợp với tự nhiên, lao động cũng được, nghỉ ngơi cũng được, tất cả đều có thể nhập Phật nhập thiền. Nếu việc gì cũng đều buông xả không làm, lao động chẳng ra lao động, nghỉ ngơi chẳng ra nghỉ ngời thì ắt sẽ rơi vào cảnh khổ ở nhân gian. Cái tâm bình thường, điềm tĩnh là đại trí tuệ nhân sinh đầu tiên của Thiền.

2. Tùy duyên: Rộng lượng, cởi mở, thuận theo tự nhiên

Nhân sinh tùy duyên, tức là “nó khô héo thì theo nó mà khô héo, nó tươi tốt thì theo nó mà tươi tốt”. Thuận theo tự nhiên, không nên chấp trước.

3. Đạm bạc với danh lợi: Điềm đạm chính là nhân sinh cao cả

Danh lợi giống như giấc mộng canh ba, phú quý giống như sương tháng chín. Gạt bỏ phú quý, đạm bạc với danh lợi ấy là cảnh giới của thiền, cảnh giới của trí.

4. Giàu sang: Nghèo mà không oán, giàu mà không kiêu

Giàu và nghèo là hai cực của nhân sinh, con người ta không cách nào đạt được cái tâm đạt quan để giải thoát mà thường bị rơi vào con đường mê lẫn.

5. Bao dung: Trăm sông đổ về biển, khoan dung đại độ

Bao dung là cảnh giới chí cao của thiền, bao dung với người, bao dung với mình, bao dung với vạn vật mới có thể khiên cho nhân tính thêm kỳ ảo, trí tuệ như biển cả. Có tấm lòng bao dung với muôn vật muôn việc, có lòng khoan dung đại độ như trời cao đất rộng, đó chính là cuộc sống của thiền, đó chính là điều sống của thiền.

6. Khoan thứ: Là bao dung với người, khoan thứ cho lỗi lầm của người khác

Khoan thứ là tinh hoa của thiền, cũng là quan niệm mang tính mấu chốt của giáo nghĩa Phật giáo. Tha thứ cho người khác thì mới có thể tạo cho đối phương không gian và thời gian để họ phản tỉnh, sửa đổi lỗi lầm; khoan thứ người khác mới có thể khiến cho tâm hồn mình và tâm hồn người khác được tịnh hóa.

7. Đại độ: Lấy thiện tâm để bao dung thiện ác hiền ngu

Chúng ta chẳng phải là bồ tát nhưng chúng ta lại là người có thể có tấm lòng của bồ tát, có đại độ, có tấm lòng rất rộng lượng, có thể chứa cả thế giới, càng có thể chứa được lỗi lầm của người khác.

8. Học cách vứt bỏ: Bỏ được mới có thể tự giải thoát được mình

Cuộc đời thường sẽ có khi được khi mất, được rồi lại mất, mất rồi lại được. Mà không biết vứt bỏ, ngược lại những cái vốn tốt đẹp mà biến thành cái ràng buộc lấy ta, để cho chúng ta mãi trong vòng trói buộc. Vậy cho nên, những gì đã qua đi nếu bỏ được thì nên “bỏ đi”, “bỏ đi” mới có thể giải thoát, “bỏ đi” mới có thể vui vẻ.

9. Nụ cười: Nụ cười là vàng, lợi lạc hữu tình

Cười là sự thể hiện lòng từ bi của Phật pháp; cười là thể hiện của tình cảm; cười, là thể hiện của sự thấu hiểu; cười thể hiện sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa mọi người, ai ai cũng hòa hợp. Người đối diện với khổ nạn nhưng vẫn cười mới là bậc đại trí Thiền Tâm thông ngộ.

10. Nhẫn nhịn: Bách nhẫn thành vàng, vun trồng phúc báo

Nhẫn nhịn có thể hóa giải mâu thuẫn, nhẫn nhịn có thể giúp ta thấu hiểu tâm hồn, nhẫn nhịn là bản lĩnh chân chính của người tu hành, đó cũng là biểu hiện trong giao tiếp của những người có tu dưỡng, có trí tuệ. Người không có tấm lòng đại độ thì không thể nhẫn nhịn, người không có tâm bình thường thì không thể nhẫn nhịn. Người không thể nhận nhịn được thì không thể ngộ được chân lý của nhân sinh, không tiến vào được cảnh giới chí cao trong sinh mệnh.

II. Bồi dưỡng tâm tính

  1. Tự mình nhận thức, giữ cái tâm thanh tịnh cho mình

Tâm của chúng ta chính là trái tim, nó mềm mại thuần khiết, trong sáng lấp lánh, chỉ có kiên trì, tự giác gột rửa, tự ngã tịnh hóa mới có thể giữ được cái chân bản của tâm.

2. Nội dưỡng: phẩm chất của tâm hồn

Sức hấp dẫn không phải là thiên tính sinh ra đã có, mà là cái có được thông qua sự nỗ lực và tu luyện của thân mình sau này, có thiền tâm, có giáo dưỡng thì mới có sức hút nhân cách.

3. Vô tâm: Đó là cái tâm tự tại xuất thế

Chỉ có vứt bỏ phân biệt mới có thể làm được vô tâm. Chỉ có kiên trì vô tâm mới có thể minh tâm kiến tánh.

4. Khiêm tốn cung kính: Khiêm cung xử sự, ngộ đạo viên dung

Khiêm cung có thừa, ích cho tiến bộ! Đó không chỉ là phẩm chất cần tu của bậc thiền mà còn là đặc chất tất yếu cho sự thành công của mọi người chúng ta.

5. Thiền định: Tạo ra không gian trí tuệ

Không tạp niệm, nội tâm không loạn mới có thể thiền định. Người thiền định có thể rũ bỏ dụ hoặc của sắc tướng ngoại giới, siêu nhiên ngoại vật, giữ được một cái tâm an định mới tìm được tự ngã chân thực.

6. Bài trừ mê hoặc: Răn giới bản thân

Tu luyện tâm hồn đạt đến cảnh giới ta vật đều quên. Nếu tâm của bạn bị các sự vật dụ hoặc quấy nhiễu phiền lụy thì bạn sẽ đánh mất đi cái tự tánh. Chỉ có bài trừ mê hoặc thì mới có thể minh tâm kiến tánh, thực hiện tự ngã.

7. Tâm ngoại vô vật: Không gì ngoài vô thường, cuộc sống vĩnh hằng

Có thể biết được tự nhiên, đó chính là chúng ta có thể nghe được thấy được hiện thực của chúng ta, vậy thì rốt cuộc đó là một sự siêu vượt như thế nào? Đến tự nhiên cũng đều có thể siêu vượt thì còn có gì là không thể siêu vượt được đây.

8. Giải thoát tự ngã: Thoát khỏi gông cùm, tự tại an lạc.

Vốn không có gì là bó buộc thì hà tất phải tụng niệm để cầu được giải thoát làm gì? Nếu như nói không có gì bó buộc mà rất nhiều khi cũng là do chính bản thân mình bó buộc mình. Hiểu rỏ được điều này thì trong cuộc sống chúng ta có thể tùy xử mà giải thoát.

9. Vui vẻ: Cung dưỡng chư Phật chẳng bằng cung dưỡng vô tâm

Vui vẻ là Phật, thiền là vui vẻ, bởi vì là đó là một sự siêu vượt. Nếu ngộ được tâm thiền thì có thể được thuận tiện ích lợi trong cuộc sống.

III. Cứu đời tích đức

  1. Cái tâm thông cảm: thông cảm tức là đại từ đại bi

Đạo thiền vô tư. Quan tâm, yêu thương, thông cảm với người khác thì đó là đã cày ruộng phúc của mình vậy, thực hiện sự tồn tại của mình vậy, xây đắp thành công của mình vậy.

2. Giúp người: Người giúp đỡ người thì ắt sẽ được người giúp lại.

Giúp đỡ người khác có thể khiến cho cuộc sống của bạn được vui vẻ, được hồi báo hạnh phúc, giúp đỡ là sự an ủi chúng sinh hữu tình và bản thân người giúp đỡ cũng thực hiện được giá trị của bản thân mình.

3. Phóng sinh: Làm thiện phóng sinh, tăng thêm thiện nghiệp.

Chúng sinh bình đẳng, chúng sinh đều có Phật tánh. Phóng sinh là cứu mạng, là sự thể hiện của tinh thần từ bi trong Phật giáo, và đó cũng là biểu hiện của sự quý giá sinh mạng, quan tâm đến sinh mạng của người khác.

4. Bố thí: Giúp đỡ chúng sinh, tích phúc bồi phúc

Người tích phúc được phúc báo, người giúp người được người giúp. Bố thí, là giúp người cũng là tích phúc. Trong sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất cho người khác, vì mọi người mà tạo ra không gian ấm cúng, là sáng tạo cho mình một không gian hiện thực, hiểu được việc bố thí mới có thể thực hiện được sự giàu có của tâm hồn, nâng cao cảnh giới công đức.

5. Làm thiện cho người: Việc ác chớ làm, chúng thiện phụng hành

Xuất phát từ đáy lòng để cùng làm việc, sinh hoạt và làm việc thiện với người thì bạn sẽ phát hiện ra trong đó ẩn chứa lạc thú và phong cảnh vô hạn. Đó chính là cuộc sống của thiền, đó chính là thiền trong cuộc sống.

6. Hy sinh cái tự ngã: Hy sinh tiểu ngã, trở thành đại ngã

Hy sinh cái tiểu ngã để trở thành cái đại ngã, đó là cảnh giới của Phật!

7. Công đức: Người thi ơn mong báo ơn là người không có công đức

Tất cả hành vi đều do tâm mà sinh ra. Thi ơn mà xuất phát từ đáy lòng để làm thiện cho người thì mới có thể tăng thêm công đức vô lượng; ngược lại bố thí vì cái tâm xấu xa, không nghĩ đến sự an vui hay lợi ích của người nhận thì sẽ mất hết công đức.

8. Bỏ tự tư: Mong cho người khác, yêu thương chúng sinh

Nên lấy tấm lòng chân thành của bạn để đốt sáng một ngọn đuốc, để truyền lửa cho muôn ngàn ngọn đuốc khác, như vậy ánh sáng ở thế gian sẽ tăng lên gấp trăm nghìn lần, mà như vậy ngọn đuốc của bản thân bạn sẽ không bao giờ mất đi ánh sáng.

9. Chúng sinh bình đẳng: Phật pháp vô giới, từ bi đồng tại

Vũ trụ vạn vật, muôn ngàn khác biệt, nhưng trong tâm Phật thiền tất cả đều viên dung bình đẳng. Con người đáng hòa nhập vào tự nhiên, được thiết đãi như vạn vật tự nhiên.

VI. Kiên nhẫn theo đuổi

  1. Tin ngưỡng: Sức mạnh thành công tu dưỡng nhân sinh

Tín ngưỡng là điều kiện cần có của việc tu thiền, không tín ngưỡng thì không thể ngộ thiền, tín ngưỡng không kiên trì thì nữa đường bỏ dở. Trong việc tu hành của Phật thiền, niềm tin kiên định có thể khiến cho việc tu hành được nâng cao, trình độ thâm sâu. Niềm tin trong cuộc sống hiện thực là phương hướng để chúng ta nỗ lực và là mục tiêu của cuộc sống. Kiên định niềm tin thì trên đường nhân sinh sẽ không bao giờ biết lùi bước. Niềm tin sẽ giúp bạn thúc đẩy con thuyền đi trên đường thành công.

2. Ý chí: Ý chí kiên định, khó khăn cũng “tiến”

Ý chí là điều kiện căn bản nhất để cá nhân hoàn thành tâm nguyện, theo đuổi ước mơ. Có ý chí kiên cường thì có thể trèo lên được bất kỳ một đỉnh cao nào trên thế giới. Chỉ cần ý chí kiên định, thì dẫu khó khăn đến đâu chúng ta cũng có thể tu thành chính quả, dẫu khó khăn đến đâu thì sự nghiệp của chúng ta vẫn đạt được thành công.

3. Tự cường: Không có gì mà chúng ta không thể làm được

Chỉ có những người không ngừng vươn lên mới có thể thực hiện được mơ ước của mình. Việc tu hành cũng như vậy, cuộc sống và sự nghiệp của con người cũng như vậy.

4. Tự tôn: Ta tự kính tự trọng cho nên ta còn, ta mạnh

Tự tôn chính là sự tự lập vững vàng bên trong, không cầu cứu bên ngoài. Có lúc xem như là cúi đầu, nhưng kỳ thực lại rất có khí phách.

5. Tự tin: Tự mình là ngọc minh châu, là Như lai

Hiểu biết sâu rộng thực sự không phải là hiểu biết có được từ người khác; mà người có sự hiểu biết sâu rộng mới có được sự tự tin không ỷ lại vào sự công nhận bên ngoài. Người có lòng tự tin mạnh mẽ thì không chỉ bản thân họ quả cảm anh minh mà họ còn ảnh hưởng tới lòng tin của những người xung quanh.

6. Thành kính: Lòng chân thành sẽ vượt qua mọi khó khăn

Tâm thiền thành kính, ấy bởi tiếng chuông biết người. Tâm thiền thành kính, tiếng chuông có thể lay động lòng người. Thế nào là tâm thiền? Đó là cái tâm thành kính đối với tự nhiên, đối với con người, đối với vạn sự vạn vật! Luôn có được cái chân tâm như thế mà đối nhân xử thế chẳng phải sẽ khiến cho con người luôn vui vẻ hay sao?

7. Chấp trước: Xả bỏ tất cả, một lòng hướng Phật

Một trong những sai lầm nguy hiểm nhất mà nhân loại phạm phải chính là con người thường dễ quên đi sự nổ lực bản thân muốn đạt đến là cái gì? Kỳ thực, chỉ có sự theo đuổi, kiên định chí hướng, giữ vững mục tiêu thì mới có thể thành công trong mỗi công việc.

8. Người có thể làm thầy: Ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta

Đạo thiền vô tư. Thầy không cần phải mạnh hơn trò, trò cũng không nhất thiết không được như thầy. Chỉ cần kiên trì là có thể làm thầy, định năng khai ngộ tâm trí, để đạt đến thành công cuối cùng.

V. Gian khổ rèn chí

  1. Cần cù: Một ngày không làm, một ngày không ăn

Hầu như mọi người đều hiểu rằng, cánh cửa trí tuệ sẽ không mở ra với những người không chịu vất vả lao động. Nụ cười rạng ngời chỉ nở trên môi những người cần cù, siêng năng.

2. Tiết kiệm: Nên do tiết kiệm, bại do xa xỉ

Đừng bao giờ để cho vật dục nô dịch, cho dù cuộc sống có giản dị mà tiết kiệm thì cũng có thể duy trì được sự yên ổn và bình thường trong thế sự nhiễu nhương, cũng có thể đạt được sự tự do và điềm tĩnh của tâm hồn.

3. Khắc khổ: Khổ nạn là tài phú của nhân sinh

Con người, trước cần phải khắc khổ cái chí, gân cốt mệt mỏi, thân thể đói khát, ngoài thân trống rỗng để mà gắng sức, mà phấn đấu. Lời của á thánh Mạnh Tử, đã trở thành cách ngôn của Nho gia và cũng là lời chân thực của người tu thiền.

4. Thử thách: Thử thách là đôi cánh để bay lên

Nếu vấp ngã, đứng dậy được thì sẽ khiến cho bản thân mình trưởng thành hơn; vấp ngã mà tự oán trách tự thương xót thì chỉ có thể tiếp tục khóc thương mà thôi.

5. Trong tâm có Phật: Phật nhập ta, ta nhập Phật

Không bị bó buộc bởi ngoại tướng, không câu nệ thường quy, chỉnh hợp nhân duyên, tuỳ duyên là thế. Trong tâm có Phật, hình thức chẳng phải là điều quan trọng!

6. Cuộc sống thiền cơ: Việc lớn cần bắt đầu từ việc nhỏ

Đầu đầu là đạo, vật vật đều chân. Mọi việc thường ngày, thể hiện đại trí tuệ của thiền.

7. Sinh hoạt thường ngày: Tuân theo quy luật tự nhiên

Ngày có quy luật của ngày, tháng có vòng tuần hoàn của tháng, năm có sự qua lại của năm. Nhịp sinh học liên quan rất mật thiết đến sức khoẻ của con người. Nếu đồng hồ sinh vật của con người vận động hợp với quy luật tự nhiên thì có thể lấy đạo tự nhiên để dưỡng thân tự nhiên.

Trả lời