I. Lá gan mang lại sự sống
- Gan là kho lưu trữ glucose và glycogen
- Gan cân bằng đường huyết(nhờ vào glucose được tích luỹ ở gan). Cơ thể chúng ta hoạt động nhờ vào đường huyết. Cảm giác bồn chồn, mê man, hốt hoảng khi bị hạ đường huyết.
- Glucose là nguồn nguyên liệu ưa thích của gan: glucose không chỉ hữu ích trong việc kiểm soát đường huyết; bản thân gan cũng cần chúng.
- Cảm giác nghỉ ngơi mà không được trọn vẹn: đó chính là cảm giác của gan khi lúc nào cũng bị chất béo chặn mất glucose.
- Với glucose khả dụng trong chế độ ăn đến từ các nguồn lành mạnh, cộng thêm kho chứa glycogen phòng khi cần thiết, gan có thể cho bạn năng lượng, làm chậm quá trình lão hoá và bảo vệ bạn khỏi bệnh tật.
II. Lá gan cứu trị
- Gan là kho lưu trữ vitamin và khoáng chất
- Khi bác sĩ nói bạn bị thiếu vitamin và khoáng chất, vị bác sĩ ấy đúng ra nên nói rằng Gan của bạn đang gặp vấn đề. Nếu như bạn thiếu dưỡng chất nào đó trong chế độ ăn, cơ thể sẽ sử dụng phần dự trữ mà gan đã tích luỹ từ trước.
- Gan dự trữ dưỡng chất mà dạ dày và ruột đã chuyển hoá trong quá trình tiêu hoá thành các dạng mà cơ thể có thể sử dụng.
- Khi ruột không còn khả năng hấp thụ, chuyển hoá và phân phát các dưỡng chất quan trọng để duy trì sự sống – khi đó, gan sẽ đống vai trò công cụ chuyển đổi dự phòng.
- Khi gan phải hoạt động vất vả và trở nên trì trệ, chậm chạp, hoặc nhiễm mỡ – quá yếu đến nỗi không thể đảm nhận vai trò chuyển hoá dự phòng – thì vấn đề tiêu hoá hoặc thiếu dinh dưỡng mới bắt đầu lộ ra.
- Gan trì trệ có thể bị nhiều độc tố làm tắc nghẽn đến nỗi nó bắt đầu rò rỉ độc tố ngược trở lại cơ thể; điều này làm suy yếu hệ tiêu hoá.
III. Lá gan bảo vệ
- Gan phân giải và giam giữ các chất có hại
- Gan vô hiệu hoá những mầm gây hại: những chất độc hại đều có điện tích ion phá hoại tế bào trong cơ thể. Chúng hút hết sức sống khỏi phân tử oxy, thậm chí tổn thương cả tế bào miễn dịch, hồng câu. Khi độc tố đi vào gan, gán sẽ vô hiệu hoá chất độc hại này để chúng không còn khả năng phá hoại như trước nữa.
- Gan giam giữ những kẻ phá hoại: Nếu gan bị xuống cấp nghiêm trọng hoặc làm việc quá tải đến nỗi không thể vô hiệu hoá và biến đổi một độc tố nào đó theo hướng an toàn, hoặc không thể sản xuất hợp chất hoá học phân giải chất độc rồi giải phóng vào huyết mạch, thì khi đó gan sẽ giam giữu những chất độc đi qua nó để bảo bạn.
- Trung bình khi phụ nữ 38 tuổi, nam 48 tuổi thì hai cấp độ phân giải và giam giữ của gan bắt đầu giảm sút, và các triệu chứng như nóng bừng và tăng cân bắt đầu xuất hiện – những triệu chứng này thường bị lầm tưởng là do mãn kinh hoặc lão hoá. Nguyên nhân không phải vì gan dần mất đi sức mạnh khi con người già đi, mà vì chúng ta đối mặt với các mầm bệnh, chất ô nhiễm, chất độc và chế độ ăn dồn gánh nặng lên gan trong khoảng thời gian dài.
- Khi gan không còn có thể bắt kịp việc xử lý chất béo, tích trữ glucose, glycogen vitamin và khoáng chất, bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc, theo dõi và lọc máu thì nó sẽ bắt đầu tích tụ chất béo và trở thành gan nhiễm mỡ. Hoặc bên trong nó bắt đầu hình thành u nang, u mạch máu hoặc ung thư, xơ gan, bệnh gút, tiểu đường, eczema, vẩy nến hoặc các triệu chứng khác.
IV. Lá gan thanh lọc
- Gan theo dõi và lọc máu
- Gan sử dụng tất cả nguồn năng lượng dự trữ và sưc mạnh để loại bỏ các mối đe doạ, vì nó biết rằng nếu lọt qua, chúng sẽ gây hại cho cơ thể.
- Nếu có thể tống những độc tố ra khỏi cơ thể một cách an toàn thì gan sẽ chọn phương án đó, nếu không nó sẽ giam giữ những chất độc đó lại.
- Gan giải phóng độc tố qua 3 nơi là phân, nước tiểu và máu( nơi độc tố trở thành phân tử tự do). Một lá gan khoẻ mạnh, sạch sẽ và không bị tắt nghẽn nó sẽ chỉ giải phóng độc tố qua phân và nước tiểu.
- Khi gan không còn khả năng xử lý tất cả những chất có hại đi qua nó nữa sẽ có ngày càng nhiều phân tử tự do và độc tố lưu thông trong máu, khiến tim bơm máu từ gan lên vất vả hơn dẫn đến bệnh cao huyết áp.
- Nếu gan bị tắc nghẽn đến nỗi những màn sinh học bắt đầu bong vào trong máu, khi đó bạn rất dễ sinh chứng rối loạn nhịp tim.
- Một chức năng hoá học giúp các tế bào gan cứng lại để giữ chân độc tố về lâu dài sẽ hoá mô sẹo. Mô sẹo là dấu hiệu cho thấy gan đang cố bảo vệ cơ thể. Quá trình hoá cứng tế bào gan áp dụng cho những chất độc nguy hiểm mà gan không thể để tự do di chuyển trong cơ thể, các mô sẹo chính là sự hy sinh mà nó sẵn sàng thực hiện để bảo vệ bạn khỏi hậu quả tồi tệ hơn, khi những độc tố đó tìm tới tim hoặc não.
V. Lá gan dũng cảm
- Gan không ưa virus và vi khuẩn sống trong nó, nên khi không thể ngăn chúng xâm nhập, gan sẽ làm tất cả những gì có thể để giam giữ chúng ở nơi sâu nhất của gan. Sau đó, nó sẽ gửi các tế bào sát thử tới để khống chế virus và bảo vệ các kết cấu nội tại sâu bên trong gan.
VI. Lá gan trì trệ
- Tình hình trì trệ gan phát triển từ từ và thầm lặng theo thời giàn, nếu chúng ta không nhận thức được điều gì đang diễn ra và làm thế nào để đảo ngược tình thế, gan sẽ bị quá tải.
- Gan xử lý và thanh lọc chất độc khỏi máu để tim không bị ngạt vì chất độc chiếm hết chỗ của oxy, nhờ thế cặn bẩn không tích tụ trong van tim hoặc trong động machj, và làm loãng máu để tim không phải vất vả.
- Khi gan bị căng thằng quá mức: hình thành sẹo, u nang, bướu, hệ miễn dịch suy yếu, phù nề, viêm nhiễm.
- Cuối 30 hoặc đầu 40 tuổi – tại thời điểm đó, nhóm nữ bệnh nhân, gan trì trệ thường bị nhầm lẫn với hiện tượng mãn kinh. Những triệu chứng như bốc hoả bất thường, tính dễ kích thích và mất ngủ thực sự không xảy ra đột ngột.
- Cảm xúc thăng trầm sẽ khiến cho tuyến thượng thận đổ adrenaline ngập gan bởi phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy trong suốt cuộc đời bạn.
- Cuối cùng, khi đến một ngày gan không chịu đựng nỗi nữa. Nó cho bạn thấy những triệu chứng – chẳng hạn như, đổ mồ hôi trộm và sương mù não, ngủ không yên, một trận phát chứng đỏ mặt hoặc eczema ngắn – để kêu cứu, hy vọng rằng một ngày nào đó bạn sẽ hiểu những gì đang xảy ra và có biện pháp hỗ trợ.
- 5 dạng trì trệ gan:
- Phần giữa gan: gan bị trì trệ ở khu vực sâu nhất bên trong thường thể hiện ra dưới dạng các triệu chứng như bốc hoả, mồ hôi trộm, tiền tiểu đường, sưng tấy, giữ nước thái quá, thân nhiệt thay đổi thất thường, thiếu năng lượng, tăng cân, sương mù não, quầng thâm dưới mắt, hạ đường huyết, tăng đường huyết, mệt mỏi, phát ban, nổi nóng, bực bội, tính dễ kích thích, cảm giác cô đơn, trầm cảm, lo lắng, căng thẳng, da xuống sắc, vấn đề sắc tố da và khát nước quá mức.
- Phần dưới gan: Gan trì trệ ở phần dưới có thể khiến bạn trằn trọc cả đêm gây nên xáo trộn giấc ngủ, hoặc mất ngủ, hoặc khiến bạn bị táo bón, khó chịu, nóng lạnh bất thường so với môi trường, ghen tị, dễ bị tổn thương đến mức khiến người khác coi bạn là kẻ nóng nảy.
- Phần trên gan: tiêu hoá kém, trào ngược axit dạ dày, đầy bụng, viêm dạ dày, tăng áp lực ổ bụng, tính dễ cáu giận, suy sụp, cứng vai, đau vai, đau lưỡi, viêm lở miệng, đau khoé môi, đau miệng, thân nhiệt thay đổi thất thường, phần bụng trên phình ra hoặc cứng lại, tất cả đều là các triệu chứng của tình trạng trì trệ phần trên gan.
- Bên trái gan: khi bên trái gan(thuỳ trái) bị trì trệ, những triệu chứng như yếu chân hoặc tay trái, buồn nôn, bồn chồn, mất cảm giác đói hoặc luôn thấy đói, đau dạ dày ngẫu nhiên, tâm trạng thất thường, tính dễ cáu giận, tâm lý nhạy cảm và đau lưng có thể nảy sinh.
- Bên phải gan: Phần bên phải gan(thuỳ phải) bị trì trệ có thể dẫn đến triệu chứng mong tay và móng chân giòn hoặc mất màu(do thiếu kẽm), đau xóc khung sườn phải, đau nhẹ nữa phải cơ thể, chân co thắt hoặc bó buộc đầu lưỡi đau buốt, cảm giác nóng lạnh không giải thích được và khó làm ấm cơ thể.
- Nếu mụn trứng cá bám theo bạn thực ra là do liên cầu khuẩn sinh sôi trong lá gan bị tắc nghẽn, khiến hệ bạch huyết cũng bị quá tải.
VI. Những xét nghiệm men gan chỉ là phỏng đoán
Nếu kết quả xét nghiệm của một người trưởng thành cho thấy mức enzym hoặc bilirubin quá cao, thì thường đồng nghĩa với việc đã có thứ gì đó bám rễ trong gan từ 10 năm, 30 năm trươc và thậm chí lâu hơn.
VIII. Hội chứng máu bẩn
Khi gan bị trì trệ, yếu kém hoặc rối loạn phải làm việc vất vả nhiều năm trong tình trạng mất nước, khả năng thích nghi và bảo vệ chúng ta bằng các chức năng hoá học của gan sẽ bị suy giảm. Gan trở nên ứ đọng đến nỗi các chất độc đi ngược vào máu và hệ bạch huyết – đây chính là tình trạng mà tôi gọi là hội chứng máu bẩn.
Khi bị mất nước máu sẽ bẩn hơn.
Trước đây, chúng ta từng rất giàu năng lượng, có thể làm việc và rong chơi cả ngày. Thế rồi, khi gan bắt đầu phải chịu quá nhiều gánh nặng và bị mất nước, họ bắt đầu trải qua những triệu chứng dạng nhẹ của tình trạng máu bẩn, mức năng lượng của họ bắt đầu suy giảm. Khi tim phải làm việc vất vả hơn để bơm máu cho cơ thể, trải nghiệm mới này có thể khiến người ta kiệt sức.
Trong trường hợp trên, sửa đổi chế độ ăn uống, đồng thời thanh lọc gan và máu có thể giúp người đó nhanh chóng lấy lại năng lượng.
Quần thăm dưới mắt hay mắt trũng sâu suốt nhiều tuần hoặc nhiều tháng cho thấy có vấn đề ẩn sâu bên trong: vấn đề về gan. Tình trạng gan nhiễm độc và mất nước, gây nên máu bẩn và nhiễm độc. Vì da dưới mắt rất mỏng, sinh ra quầng thâm bởi máu đi qua đó bị thiếu oxy và chưá đầy độc tố, hậu quả do phơi nhiễm hiện tại lẫn độc tố mà chúng ta thừa hưởng từ cha me.
Cơ thể được cấp nước đầy đủ hằng ngày có thể thanh lọc máu bẩn và cải thiện chức năng gan đủ để quầng thâm biến đi.
Hội chứng raynaud
- Triệu chứng của nó bao gồm da đổi màu, đôi khi là tê bì và châm chích, chủ yếu là ở các chi. Đó là hậu quả khi độc tố ở gan đi vào máu – nghĩa là, hội chứng máu bẩn.
- Các độc tố tồn đọng trong máu ở hội chứng raynaud là một tác nhân độc hại cụ thể: chất thải virus.
- Khi độc tố thần kinh, dermatoxin và những tác nhân có hại khác đi ngược từ gan vào máu, chúng thường tới các khu vực tuần hoàn máu yếu hơn; tức là, đầu ngón chân và ngón tay. Máu càng nhiều độc tố thì càng ít oxy, vì thế mới có tình trạng đổi màu da mà nhiều bệnh nhân gặp phải. Cảm giác tê bì có thể do chất độc thần kinh tích tụ trong máu.
Bệnh gút
- Máu bẩn và bệnh gút luôn song hành với nhau. Nếu không bị máu bẩn, bạn sẽ không bị gút. Virus thích cư trú trong gan. Chúng còn sinh ra rất nhiều cặn bã độc hại, khiến gan phải xử lý thêm nhiều độc tố mới ngoài những thứ nó vẫn phải xử lý hằng ngày. Điều đó khiến gan không thể giam giữ chúng hiệu quả như gan muốn, nên nhiều virus thoát khỏi gan, đi tới khớp gây đau và viêm.
- Sưng tấy các chi: tuần hoàn bạch huyết kém do gan bị rối loạn, ứ đọng, suy giảm chức năng, cộng với tình trạng tích tụ dịch bạch huyết gây nên sức ép lên dây thần kinh ở nhiều nơi trên cơ thể.
- Hẳn bạn sẽ nhận thấy một điều thú vị nữa về bệnh gút, đó là bệnh nhân gút thường mắc tiểu đường. Những người bệnh gút nên tránh ăn quá nhiều protein và chất béo; vì càng ăn nhiều các chất này, gan của họ càng trì trệ và các triệu chứng càng tồi tệ hơn. Giảm protein và chất béo trong chế độ ăn giúp bệnh nhân gút thuyên giảm bệnh tình, vì nó cho gan cơ hội được hồi phục và thanh lọc máu.
Giãn tĩnh mạch:
- Điều thực sự xảy ra khi người bệnh bị giãn tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch mạng nhện là máu của họ bị mất nước mạn tính, luôn trong tình trạng đặc quánh suốt nhiều năm.
- Tình trạng máu đặc quánh là do bị mất nước mạn tính nhiều năm, và cùng lúc đó gan đã chứa đầy chất độc – những chất độc ấy rò rỉ lại vào máu từ năm này qua năm khác.
- Chế độ ăn giàu chất béo cũng có thể khiến vấn đề máu quánh đặc trầm trọng thêm.
- Độ sánh sệt cao, máu chảy qua các động mạch và tĩnh mạch châm hơn so với bình thường nên sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ.
- Khi chúng ta thiếu nước, nhiều chất độc hai sẽ đi từ gan vào máu, rồi máu lại đặc sệt.
- Khi máu trở nên đặc hơn, nó sẽ chạy chậm làm tim càng vất vã, não nhận được tín hiệu báo động. Để giảm tải cho tim, não ra lệnh tăng luồng bơm máu. Trong quá trình này , một số protein, enzym và hormon bắt đầu sản sinh tế bào để mở rộng đường lưu thông máu. Điều này dẫn đến việc mở rộng mạch máu hiện tại và phát triển mạch máu mới, gây nên tình trạng tương tự như đột biến mạch máu. Đó là lúc bạn nhìn thấy các mạch máu nỗi lên như mạn nhện.
Chứng sưng viêm:
Bạn thường nghe nói rằng viêm mạn tính là hậu quả của việc hệ miễn dịch của cơ thể tự huy hoại mình – nói cách khác, đó là một phản ứng tự miễn. Nguyên nhân bởi vì giới y khoa vẫn chưa đủ công cụ cần thiết để biết được các virus, vi khuẩn xuất hiện trong cơ thể thường xuyên như thế nào.
Cơ thể bạn không bao giờ tự tấn công chính nó. Bất cứ kháng thể nào xuất hiện, ngay cả khi chúng được gọi là kháng thể tự miễn, thực chất có mặt chỉ để tấn công mầm bệnh, đồng thời giúp chăm sóc, phục hồi và sửa chữa các mô đã bị mầm bệnh làm tổn thương.
Gan là nơi trú ngụ của vô số mầm bệnh như virus và chất độc hại nuôi dưỡng chúng. Bản thân các virus khi thoát ra khỏi gan cũng có thể tấn công các phần khác của cơ thể.
Máu càng đặc và càng bẩn, mầm bệnh càng sinh sôi và càng dễ gây viêm; nhưng máu càng sạch, bạn sẽ càng ít bị viêm.
Chứng mất ngủ:
Phần lớn rối loạn giấc ngủ và mất ngủ đều bắt nguồn từ hội chứng máu bẩn.
Khi máu chứa đầy những sản phẩm từ quá trình oxy hoá kim loại nặng độc hại trong cơ thể, ô nhiễm virus(chất thải của chúng là sản phẩm phụ và chất độc thần kinh), thuốc trừ sâu và các hoá chất khác trong danh sách những tác nhân độc hại, thì não cũng ngập trong các chất đó – mà não lại có vai trò cực kỳ quan trọng với một giấc ngủ sâu.
IX. Gan nhiễm mỡ
Chất béo làm máu bị quánh đặc, khiến lượng nước giảm đi; đến một lúc nào đó, nạn nhân sẽ bị thiếu nước mạn tính suốt nhiều năm. Hãy tưởng tượng một người gần như chẳng bao giờ uống nước ngoại trừ nước trong cà phê, nước giải khát, nước tăng lực, rượu bia, trà chứa cafein. Nếu người này không uống nước hay ăn trái cây tươi, tình trạng thiếu nước thậm chí còn trầm trọng hơn, khiến máu càng thêm quánh đặc. Tình trạng này dẫn tới đột quỵ, đau tim, tổn thương thận, cao huyết áp, mệt mỏi tuyến thượng thận, cholesterol cao.
Hầu hết gan nhiễm mỡ đều có mầm bệnh cư trú bên trong, góp phần gây trì trệ gan, trong khi mỡ máu cao thường xuyên không cải thiện được tình hình. Lượng lưu thông mỡ máu càng cao càng làm giảm lượng oxy hơn nữa, khiến gan dần lão hoá, thậm chí bị phá huỷ, từ đó khiến bạn già hơn.
Chế độ ăn ngày nay coi lượng chất béo cao là nguồn calo chủ yếu, thì chúng sẽ khiến gan phải chịu nhiều gánh nặng hơn, thậm chí dẫn đến tình trạng tiền gan nhiễm mỡ hoặc gan nhiễm mỡ không chuẩn đoán ra, dù người đó có tập luyện thường xuyên và duy trì cân nặng phù hợp hay không. Tập luyện và cân nặng không phải là yếu tố quyết định gan nhiễm mỡ thay vào đó yếu tố quyết định là những thứ mà gan phải đối mặt trong dòng máu chảy qua nó, hay gan phải làm việc vất vả như thế nào để bảo vệ cơ thể.
X. Tăng cân
Thực tế, chính lượng adrenaline dư thừa chúng ta phải đối mặt đa gây ra phản ứng dây chuyền dẫn đến tăng cân. Phản ứng này bắt đầu từ những căng thẳng và kích thích quá độ trong cuộc sống không ngừng nghỉ của chúng ta. Để bảo vệ bạn khỏi tác động ăn mòn của adrenaline, gan hấp thụ bớt và tiến thêm bước làm sạch adrenaline. Nếu gan khônng khoẻ nó sẽ ko làm sạch được. Thay vào đó, gan sẽ lưu giữ chúng – và khi gan phải lưu trữ quá nhiều, kết quả thường xảy đến là tăng cân.
Một người ăn nhiều bao nhiêu mà cũng không tăng cân, không phải vì anh ta trao đổi chất nhanh, đó là vì gan của anh ta chưa đi vào giai đoạn tích mỡ hoặc lưu giữ chất độc, do đó các chức năng gan vẫn đang hoạt động nhanh hơn.
Dáng người bạn có thể mảnh khảnh nhưng bạn vẫn có bệnh lý gan đang hình thành hoặc một biến chứng gan gây nên các triệu chứng như cao huyết áp, mụn trứng cá, hoặc vàng da.
Cân nặng cho thấy khả năng lưu trữ tác nhân độc hại của gan – với những người ăn bao nhiêu cũng không lên cân, gan chưa bị tổn thương.
Tăng cân theo tuổi tác: gan đã trở nên trì trệ tới mức nó cần được hỗ trợ đặc biệt để phục hồi. Tế bào chất béo dư thừa, rác thải mầm bệnh, adrenaline dư thừa và các chất độc đã khiến gan quá mức bão hoà. Khi ở tình trạng này, gan không thể xử lý chất béo tốt như trước đó, vì các tế bào chất béo bắt đầu tích tụ ngày càng nhanh hơn. Bên trong gan bị tắc nghẽn quá nghiêm trọng đến nỗi chất béo bám lại trên bề mặt nó, và chứng tiền nhiễm mỡ rồi đến nhiễm mỡ hình thành. Các tế bào chất béo sau đó bắt đầu tích tụ trong đường ruột và cuối cùng tim, động mạch cũng bị tắc nghẽn. Mỡ quanh thắt lưng băt đầu bám chặt hơn. Đó là khía cạnh liên quan đến tế bào chất béo của chứng tăng cân.
Tăng cân do tích nước: chứng phù bạch huyết không chẩn đoán ra này là hậu quả khi hệ bạch huyết buộc phải đóng vai trò bộ lọc thay cho gan. Khi gan bị quá tải, ngày càng nhiều chất thải thoát qua bộ lọc. Hậu quả là, dòng chất lỏng đi sang hệ bạch huyết quánh đặc hơn bình thường, vì thế mạch bạch huyết bị tắc nghẽn. Dịch bạch huyết không thể chảy như bình thường, nên hệ bạch huyết phải cố gắng đẩy bạch huyết đi vòng qua chỗ tắc nghẽn. Các túi dịch bạch huyết bắt đầu tích lại, dẫn đến tình trạng tích nước.
Các loại muối khoáng tự nhiên từ thực ăn thô, đặc biệt trong cần tây, thực chất rất tốt cho gan và có tác dụng cân bằng huyết áp, giúp giảm khi huyết áp tăng quá cao và tăng khi huyết áp sụt giảm.
Giấm có thể làm trầm trọng tình trạng trì trệ và tắc nghẽn gan, như rượu.
Vấn đề không chỉ do lối sống hay độc tố. Một người có thể mắc mỗi thứ một chút: lười vận động, ăn uống không lành mạnh, độc tốt tích tụ trong gan cùng vài yếu tố khác. Tình trạng thiếu nước cũng là vấn đề quan trọng cần giải quyết, làm máu đặc hơn, khiến tim gặp khó khăn hơn để bơm máu từ gan.
Khi chúng ta bị thúc ép vượt qua những giới hạn của mình, tuyến thượng thận tiết ra adrenaline đối phó với căng thẳng, và như bạn đã thấy nhiều lần trong cuốn sách này, gan phải hấp thu chúng để bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương – và lá gan bão hoà adrenaline sẽ khiến máu tuần hoà không dễ dàng và khó tìm đường về tim.
Nếu không chăm sóc lá gan, bạn không thể thực sự chăm sóc tim và hệ tuần hoàn.