1.1 Đấu trường nội tâm
Như mọi người, bạn nghĩ bạn sáng suốt, nhưng không phải vậy đâu. Sự sáng suốt không phải là một khả năng bẩm sinh mà là một khả năng bạn đạt được thông qua rèn luyện và thực hành. Hiện tại tâm trí bạn bị đè nặng bởi cảm xúc, bạn nhiễm phải toàn bộ vở kịch mà những kẻ khác khuấy động lên; bạn liên tục phản ứng với những gì mọi người trao cho bạn, trải nghiệm những làn sóng kích động, bất an, và lo âu vốn làm cho ta khó tập trung tư tưởng.
Sự chú ý của bạn bị lôi kéo theo hướng này hướng khác và do không có chuẩn mực nào để dẫn dắt các quyết định của mình, bạn không bao giờ hoàn toàn đạt được những mục tiêu đã đề ra.
1.2 Những giải pháp đôi với bản chất con người
Nhìn chung điều khiến chúng ta đi chệch hướng lúc đầu, điều dẫn tới những quyết định tồi tệ và tính toán sai lầm, là sự thiếu sáng suốt thâm căn cố đế của chúng ta, mức độ mà ở đó tâm trí chúng ta bị điều khiển bởi cảm xúc. Chúng ta không thể nhìn thấy điều này. Đó là điểm mù của chúng ta.
Bước đầu tiên để trở nên sáng suốt là thấu hiểu sự thiếu sáng suốt cơ bản của chúng ta. Có hai yếu tố khiến cho sự thiếu sáng suốt này dễ thâm nhập vào bản ngã của chúng ta: Không ai thoát khỏi tác động không thể chống lại của cảm xúc đối với tâm trí, ngay cả những người thông thái nhất trong số chúng ta và yếu tố thứ hai là sự thiếu sáng suốt là một chức năng của cấu trúc não bộ của chúng ta và gắn liền với chính bản chất của chúng ta thông qua cách chúng ta xử lý cảm xúc.
Đối với con người, sự phân cách giưã các cảm xúc và nhận thức của chúng ta là một nguồn gốc của sự mâu thuẫn nội tâm thường xuyên, bao gồm một cái tôi cảm xúc thư hai bên trong chúng ta vốn hoạt động bên ngoài ý chí của chúng ta. Động vật cảm thấy sợ hãi trong một thời gian ngắn, rồi điều này biến mất. Chúng ta sống trong nỗi sợ của mình, tăng cường chúng và kéo dài chúng qua khoảnh khắc nguy hiểm, thậm chí tới mức của cảm giác lo lắng thường xuyên.
Sự thiếu sáng suốt cấp độ thấp: đây là một hoạt động của những tâm trạng và cảm giác liên tiếp mà chúng ta trải nghiệm trong cuộc sống bên dưới cấp độ ý thức. Chúng tạo ra trong suy nghĩ của chúng ta những định kiến mạnh mẽ vốn ăn sâu trong chúng ta đến độ chúng ta nhìn thấy chứng cứ của chúng trong mọi nền văn hoá và mọi thời kỳ lịch sử.
Sự thiếu sáng suốt cấp độ cao: Tình trạng này xảy ra khi cảm xúc của chúng ta bừng trỗi dậy, nói chung là do những áp lực nhất định. Khi chúng ta suy nghĩ về sự tức giận, kích động, căm ghét hay nghi ngờ của mình, nó gia tăng cường độ thành một trạng thái có tính chất phả ứng – mọi thứ chúng ta nhìn thấy nghe thấy được diễn dịch qua thấu kính của cảm xúc này.
1.3 Ba bước hướng tới sự sáng suốt
1.3.1 Bước một: Nhận diện những định kiến
Những cảm xúc liên tục tác động tới các quá trình tư duy và những quyết định của chúng ta, bên dưới cấp độ ý thức của chúng ta. Và cảm xúc phổ biến nhất là vui khoái và mong muốn né tránh sự đau đớn.
1.3.1.1 Định kiến xác quyết: Tôi nhìn vào chúng cứ và đi tới quyết định của chính mình thông qua những quá trình ít nhiều có tính chất sáng suốt.
Chúng ta cố xoay xở tìm ra chứng cứ xác quyết cho điều chúng ta muôn tin. Đây gọi là định kiến xác quyết.
Nhìn chung, bạn không bao giờ nên chấp nhận giá trị của ý tưởng của mọi người chỉ vì họ đưa ra chứng cứ. Thay vì vậy, bạn hãy tự mình kiểm tra chứng cứ đó trong khi đã suy nghĩ kỹ càng, với càng nhiều hoài nghi càng tốt. Thôi thúc đầu tiên của bạn luôn là tìm ra chứng cứ bác bỏ những niềm tin đáng quý nhất của mình và của những người khác. Đó là khoa học chân chính.
1.3.1.2 Định kiến tin chắc: Tôi tin chắc vào ý tưởng này. Nó phải đúng.
Chúng ta bám vào một ý tưởng vốn làm hài lòng chúng ta một cách kín đáo, nhưng sâu thẳm bên trong, hẳn chúng ta có một số nghi ngờ về tính chân thật của nó và thế là chúng ta nỗ lực để tự thuyết phục mình – để nhiệt thành tin vào nó và để lớn tiếng phủ nhận bất cứ kẻ nào thách thức chúng ta.
1.3.1.3 Định kiến bề ngoài: Tôi hiểu những người tôi giao thiệp; tôi nhìn thấy họ đúng như bản chất của họ.
Chúng ta nhìn thấy mọi người không phải như bản chất của họ, mà như vẻ bề ngoài của họ. Và vẻ bề ngoài của họ thường gây ấn tượng sai lầm. Đầu tiên, mọi người thường tạo ra vẻ bề ngoài của mình và ta thường cho mặt nạ này là thật. Thứ hai, ta có xu hướng ngả theo hiệu ứng hào quang – khi nhìn thấy những phẩm chất tích cực hay tiêu cực ở một cá nhân, chúng gợi ra những phẩm chất tích cực hay tiêu cực khác phù hợp với phẩm chất này.
Định kiến này che mở rằng thực tế nhiều người thành công đã đạt được điều đó thông qua những hành động kém đạo đực mà họ đã khôn ngoai che đậy khỏi con mắt người đời.
1.3.1.4 Định kiến Nhóm: Những ý tưởng của tôi là của chính tôi. Tôi không lắng nghe nhóm. Tôi không phải là người sống theo quan điểm của kẻ khác.
Về bản chất, chúng ta là những động vật xã hội. Cảm giác lẻ loi hay khác biệt với nhóm gây khó chịu và đáng sợ. Chúng ta cảm thấy cực kỳ dễ chịu khi nhận ra những người khác suy nghĩ giống như mình. Thật sự, chúng ta bị thôi thúc tiếp nhận những ý tưởng hay quan điểm là bởi vì chúng mang tới cho chúng ta sự nhẹ nhỏm này.
1.3.1.5 Định kiến đổ lỗi: Tôi học hỏi được từ kinh nghiệm và những sai lầm của mình.
Những sai lầm và thất bại tạo ra nhu cầu lý giải. Chúng ta muốn học bài học đó và không lặp lại. Nhưng trong thực tế chúng ta không thích nhìn quá kỹ vào những gì chúng ta đã làm, sự quan sát nội tâm rất hạn chế. Phả ứng tự nhiên của chúng ta là đổ lỗi cho kẻ khác, hoàn cảnh, hay một phán đoán sơ sót nhất thời. Nguyên nhân của định kiến này là do việc nhìn vào những sai lầm của mình, mà nó thường là quá đau khổ. Nó buộc chúng ta phải tự vấn về những cảm giác ưu việc của mình. Nó chọc thẳng vào bản ngã. Chúng ta thực hiện một cách qua loa vờ như ngẫm nhiều lắm. Theo thời gian, nguyên tắc vui khoái nỗi lên và chúng ta quên mất cái phần nhỏ trong sai làm mà chúng ta tự gán cho mình là gì. Mong muốn và cảm xúc sẽ một lần nữa khiến chúng ta mù quáng và chúng ta sẽ lặp lại đúng sai lầm cũ và trải qua cùng một quá trình nhẹ nhàng tự trách bản thân, kế tiếp là sự quên lãng, cho tới khi chúng ta chết.
1.3.1.6 Định kiến hơn người: Tôi khác biệt. Tôi sáng suốt hơn những người khác, và cũng có đạo đức hơn.
Nó tương tự như một ảo tưởng thị giác – dường như chúng ta không thể nhìn thấy những khuyết điểm và sự thiếu sáng suốt của mình mà chỉ nhìn thấy chúng ở kẻ khác.
Về mặt đạo đức, rất ít người trong số chúng ta chịu thừa nhận rằng chúng ta hành động dựa vào sự dối trá hay thủ đoạn hay đã tỏ ra khôn ngoan và có chiến lược trong quá trình thăng tiến sự nghiệp. Mọi thứ chúng ta đạt được đều xuất phát từ tài năng và lao động cần cù. Nhưng với những người khác, chúng ta nhanh chóng gán cho họ mọi kiểu chiến thuật nham hiểm. Điều này cho phép chúng ta biện minh cho bất kỳ điều gì chúng ta làm, bất chấp các kết quả.
1.3.2 Bước hai: Cảnh giác đối với những yếu tố kích động
Cảm xúc cấp độ cao xuất hiện vào những thời điểm nhất định, đạt tới độ cao bùng nổ và nói chung nó được khơi gợi bởi yếu tố bên ngoài – một cá nhân khiến cho chúng ta rất dễ tức giận hoặc những tình huống cụ thể. Mức độ khuấy động cao hơn, và nó bắt chúng ta phải hoàn toàn chú ý. Chúng ta càng nghĩ tới cảm xúc này, nó càng trở nên mạnh mẽ, khiến chúng ta tập trung hơn vào nó và cứ thế. Tâm trí chúng ta len lỏi vào cảm xúc đó, và mọi thứ nhắc cho chúng ta nhớ tới sự tức giận hay kích động của mình. Chúng ta trở nên dễ phản ứng. Vì chúng ta không thể chịu được sự căng thẳng mà nó mang tới, cảm xúc cấp độ cao thường lên tới cực điểm trong một hành động đột ngột với những hậu quả nguy hiểm. Giữa một cuộc tấn công như thế chúng ta cảm thấy bị xâm chiếm, như thể một cái tôi thứ hai nhạy cảm đã nắm quyền kiểm soát.
1.3.2.1 Những điểm kích hoạt từ thuở đầu đời
Vào thuở đầu đời, chúng ta ở trong tình trạng non nớt và dễ bị tổn thương nhất. Những điểm dễ tổn thương và những vết thương này sẽ hằn sâu trong tâm trí chúng ta. Đôi khi chúng ta cố trấn áp ký ức về những ảnh hưởng này nếu chúng tiêu cực – những nỗi sợ hãi hoặc nhục nhã trầm trọng. Về sau, một cá nhân hay sự kiện sẽ kích hoạt một ký ức về trải nghiệm tích cực hay tiêu cực này, và cùng với nó là một sự giải phóng các hoá chất hormone công hiệu gắn liền với ký ức đó. Phản ứng của chúng ta sẽ hướng tới một hồi ức đó trong tâm trí chớ không phải thực tại. Đây là đỉnh cao của sự thiếu sáng suốt.
Cách nhận ra hiện tượng này là nhận ra hành vi có tính chất trẻ con một cách bất ngờ và sự khác biệt của nó so với tính cách bình thường. Hành vi này có thể tập trung ở bất kỳ cảm xúc nào. Nó có thể là nỗi e sợ đối với sự mất kiểm soát hay thất bại. Trong trường hợp này, chúng ta thường rút lui khỏi tình huống và khỏi sự có mặt của những người khác.
Mối nguy lớn là hiểu sai hiện tại và phản ứng với một thứ gì đó trong quá khứ, chúng tạo ra xung đột, những thất vọng và nghi ngờ vốn chỉ khoét sâu thêm vết thương. Chúng ta được lập trình để lặp lại trải nghiệm đầu đời trong hiện tại.
Người chịu tác động của cảm xúc này thường có một giọng nói và ngôn ngữ cơ thể rất khác, như thể họ đang thật sự sống lại một khoảnh khắc đầu đời.
Cách tự vệ duy nhất của chúng ta là Thiền – nhận biết như nó đang diễn ra.
1.3.2.2 Những thành công hay thất bại bất ngờ
Thanh công hay thắng cuộc bất ngờ rất nguy hiểm. Theo thần kinh học, những hoá chất được giải phóng trong não vốn mang tới một đợt kích thích và năng lượng công hiệu dẫn tới muốn lặp lại trải nghiệm này. Nó có thể là sự khởi đầu của mọi dạng nghiện ngập và hành vi cuồng loạn.
Khi lợi lộc đến nhanh, chúng ta có xu hướng đánh mất tầm nhìn của trí khôn cơ bản rằng thành công thật sự, để thật sự lâu dài, phải đến thông qua lao động cần cù.
Chúng ta cố nắm bắt lại cảm giác này và kiên quyết chống đối bất kỳ kẻ nào cố cảnh báo chúng ta – họ không hiểu, chúng ta tự nhủ như vậy. Vì điều này không thể kéo dài, chúng ta trải nghiệm một cú rơi không thể tránh khỏi, vốn chỉ gây thêm đau khổ.
Những thất bại bất ngờ hoặc một chuỗi thất bại cũng tạo ra những phản ứng thiếu sáng suốt tương tự. Chúng ta nghĩ rằng mình bị vận rủi nguyền rủa và tình trạng này sẽ tiếp diễn vô hạn đinh. Chúng ta trở nên e sợ và do dự, vốn sẽ dẫn tới nhiều sai lầm hoặc thất bại hơn.
Giải pháp ở đây rất đơn giản: Bất cứ khi nào bạn trải nghiệm những thành công hay thất bại bất ngờ, đó chính là thời điểm để lùi lại và cân bằng chúng với một thái độ bi quan hay lạc quan cần thiết. Hãy cực kỳ cảnh giác đối với thành công bất ngờ – chúng không được xây dựng trên bất cứ thứ gì tồn tại lâu bền và chúng có một sức hút mang tính gây nghiện và một cú rơi luôn gây ra đau đớn.
1.3.2.3 Áp lực tăng lên
Dưới sức ép của bất kỳ mối đẹ doạ nào, những phần nguyên thuỷ nhất của não bị khuấy động và kích hoạt, lấn áp khả năng suy luận của mọi người. Trên thực tế, sức ép và sự căng thẳng có thể để lộ những nhược điểm mà mọi người đã cẩn thận che đậy. Thường là một việc làm khôn ngoan khi quan sát mọi người vào những thời điểm này, đó chính xác là một cách xét đoán cá tính thật sự của họ.
Bất cứ khi nào bận nhận thấy áp ực và những mức độ căng thẳng tăng lên trong cuộc sống của mình, phải cận thận theo dõi bản thân. Quan sát càng với càng nhiều suy xét khách quan càng tốt, tìm ra thời gian và không gian để ở một mình.
1.3.2.4 Những cá nhân kích động
Trong thế giới, có những kẻ mà bản chất của họ có xu hướng kích động những cảm xúc của người khác. Những cảm xúc này nằm trong phạm vi các cực của tình yêu, sự căm ghét, lòng tự tin và sự nghi ngờ.
Họ có khả năng diễn tả một cách hùng hồn những cảm xúc của mình, vốn không thể tránh khỏi việc khuấy động cảm xúc tương tự ở những người khác. Nhưng trong số đó cũng có những kẻ ái kỷ, phát ra bên ngoài tấm kịch nội tâm và những rắc rối của họ, lôi của những người khác vào tình trạng hỗn loạn mà họ tạo ra. Một số người tạo ra cảm giác thu hút mạnh mẽ và một số tạo ra cảm giác bị kinh tởm.
Tốt nhất là nhận ra những kẻ kích động này thông qua việc họ tác động đối với bạn và người khác. Bạn sẽ có xu hướng thiếu sáng suốt và bạn sẽ cực kỳ cần phải tránh xa họ.
Một chiến lược tốt là nhìn xuyên qua lớp vỏ bọc mà họ thể hiện. Họ không thể tránh khỏi việc cố tạo ra một hình ảnh cực kỳ ấn tượng, một phẩm chất huyền thoại, đáng sợ; nhưng trên thực tế tất cả họ đều quá con người, đầy những bất an và yếu đuối mà tất cả chúng ta đều có. Hãy cố nhận ra những đặc điểm rất con người này và giải thiêng họ.
1.3.2.5 Hiệu ứng nhóm
Khi ở trong một nhóm đủ lớn, chúng ta trở nên khác đi. Chúng ta bị xâm chiếm bởi những cảm xúc chung. Tim bạn đập nhanh hơn. Nước mắt vui hay buồn rơi một cách dễ dàng hơn.
Việc ở trong một nhóm không khuấy động suy luận độc lập mà đúng hơn là mong muốn mãnh liệt trở nên phụ thuộc vào nó.
Có một khía cách tích cực là kích thích cảm xúc nhóm để mang lại lợi ích chung.
Thông thường, tốt nhất nên tránh môi trường nhóm để duy tri khả năng suy luận độc lập hoặc bước vào với sự hoài nghi tối đa.
Hãy nhận biết những kẻ mị dân, vốn khai thác ảnh hưởng của nhóm và kích động những cơn bộc phát thiếu sáng suốt.
Cách phòng vệ: Xem xét những khả năng suy luận của mình, khả năng suy nghĩ cho chính bản thân, tài sản quý báu nhất của bạn. Không bằng lòng với bất kỳ dạng xâm phạm nào đối với đầu óc độc lập của bạn bởi những kẻ khác. Khi bạn cảm thấy bạn đang đứng trước một kẻ mị dân, hãy cảnh giác cao độ và có đầu óc phân tích.
1.3.3 Bước ba: Những chiến lược hướng tới việc thể hiện cái tôi sáng suốt
Tư duy của kẻ sáng tạo: Ví dụ chúng ta có một dự án và một kỳ hạn hoàn thành. Cảm xúc duy nhất chúng ta có thể có là sự phấn khích và năng lượng. Những cảm xúc khác chỉ khiến cho chúng ta không thể tập chung. Vì phải đạt được kết quả, chúng ta phải trở nên thực tế một cách khác thường. Chúng ta tập trung vào công việc – tâm trí chúng ta bình tĩnh, bản ngã của chúng ta không lan man. Nếu mọi người cố can thiệp hoặc tiêm nhiễm cảm xúc cho chúng ta, chúng ta không chấp nhận nó. Chúng ta cần phải nhận thức là thực hành như vậy.
Chiến lược như sau:
- Hiểu biết triệt để bản thân: Cái tôi cảm xúc phát triển được là nhờ sự không hiểu biết. Bạn muốn nắm bắt cái tôi này thì suy ngẫm về cách bạn hoạt động dưới sự căng thẳng. Những điểm yếu cụ thể nào xuất hiện trong lúc như thế – mong muốn hài lòng, bắt nạy hay kiểm soát, những cấp độ sâu của sự nghi ngờ ? Hãy nhìn vào những quyết định của bạn, nhất là những quyết định tỏ ra không hiệu quả – bạn có thấy một khuôn mẫu, một sự bất an nằm bên dưới vốn thúc ép chúng hay không ? Kiểm tra những sức mạnh của bạn, điều tạo nên sự khác biệt của bạn với người khác. Điều này sẽ giúp bạn quyết định được những mục tiêu ăn khớp với khả năng của bạn.
- Kiểm tra tận gốc rễ những cảm xúc của bạn: bạn đang tức giận, hãy suy nghĩ về nó. Nó có bị kích hoạt bởi một điều gì đó tầm thường, nhỏ mọn hay không. Có gì đó ở phía sau nó, có thể là một cảm xúc khó chịu hơn đang ở nguồn – chẳng hạn lòng đố kỵ, sự hoang tưởng. Nhìn thẳng vào nó, không đồng hoá với nó, không dùng nó làm lăng kính.
- Kéo dài thời gian trước khi phản ứng: Thời gian cưỡng lại phản ứng càng lâu, bạn càng có nhiều khoảng trống tinh thần để thật sự suy ngẫm, và tâm trí bạn càng trở nên mạnh mẽ.
- Chấp nhận mọi người như thực tế: Hãy chấp nhận bản chất con người càng triệt để càng tốt. Điều này sẽ làm cho bạn bình tĩnh lại và giúp bạn quan sát mọi người một cách vô tư hơn, thấu hiệu họ ở một cấp độ sâu hơn. Bạn sẽ thôi hướng những cảm xúc của bạn về phía họ. Tất cả những điều này sẽ mang tới cho bạn nhiều cân bằng và bình tĩnh hơn, nhiều khoảng trống tinh thần hơn để tư duy.
- Tìm ra sự cân bằng tối ưu trong tư duy và cảm xúc: Chúng ta không thể loại bỏ cảm xúc khỏi dòng suy nghĩ. Cả hai hoàn toàn đan quyện vào nhau. Nhưng chắc chắn có một yếu tố trong số chúng chiếm ưu thế; Điều chúng ta tìm kiếm là một tỷ lệ đúng và sự cân bằng dẫn tới hành động hữu hiệu nhất. Chúng ta phải cân nhắc trước những hành động của mình, suy nghĩ càng nhiều càng tốt về một tình huống trước khi ra quyết định. Nhưng một khi đã quyết định, chúng ta bước vào hành động với sự táo bạo và một tinh thần mạo hiểm.
- Yêu sự sáng suốt: Việc có thể thuần hoá cái tôi cảm xúc dẫn tới một sự bình thản và thông suốt toàn diện. Trong trạng thái tinh thần này bạn ít bị xâm chiếm bởi những xung dột và suy xét lặt vặt. Những hành động của bạn hữu hiệu hơn, và cũng dẫn tới ít rối loạn hơn. Bạn có nhiều khoảng trống tinh thần để sáng tạo, bạn cảm thấy tự chủ hơn.